Lý thuyết Dow được xem là nền tảng của phân tích kỹ thuật, Charles Dow đã phát triển Lý thuyết Dow từ những phân tích hành vi của thị trường vào cuối thế kỷ 19.

Ông cho rằng dao động thị trường sẽ tạo thành các xu thế giá. Ông phân chia xu thế giá thành xu thế giá cấp 1 (chính) và xu thế giá cấp 2 (phụ).

Sau khi Dow mất, Wiliiam P Hamilton đã tiếp tục nghiên cứu lý thuyết này và cấu trúc lại thành Lý thuyết Dow như ngày nay.

 

 

Hai xu thế giá chính của Dow

- Xu thế giá cấp 1: Thể hiện xu hướng giá chính của thị trường và có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm.

- Xu thế giá cấp 2: Là những đợt điều chỉnh có tác động làm gián đoạn xu thế giá cấp 1.

  • Trong thị trường giá tăng, chúng được xem là những đợt suy giảm tạm thời (điều chỉnh).
  • Trong thị trường giá giảm, chúng được xem là những hồi phục trung gian (tăng giá tạm thời).

 

​- Xu thế nhỏ : là những dao động trong thời gian ngắn (dài tối đa 3 tuần, thường chỉ dưới 6 ngày) mà theo như thuyết Dow đã nói đến, bản thân chúng không thực sự có ý nghĩa nhưng chúng góp phần tạo nên các xu thế trung gian. Thông thường thì một biến động trung gian dù là một xu thế cấp 2 hay là một phần của xu thế cấp 1 xen giữa hai xu thế cấp 2 liên tiếp, đều được tạo thành từ một dãy gồm 3 hoặc nhiều hơn những dao động nhỏ khác nhau. Xu thế nhỏ là dạng duy nhất trong 3 loại xu thế có thể bị “lôi kéo” (bị tác động). Để tác động vào xu thế cấp 1 và 2 thì cần những giao dịch với khối lượng rất lớn và điều này hầu như là không thể./.

 

Tổng hợp đặc điểm lý thuyết Dow

- Lý thuyết Dow có 3 xu hướng: Xu hướng chính, xu hướng phụ là sự điều chỉnh ngược lại xu hướng chính là xu hướng ngắn hạn

- Mỗi xu hướng sẽ có 3 giai đoạn:

  • Trong uptrend sẽ gồm tích lũy, công chúng tham gia, hưng phấn.
  • Trong downtrend thì sẽ phân phối, bỏ chạy & hoảng loạn.

- Khối lượng xác nhận xu hướng:

  • Trong xu hướng tăng thì khối lượng tăng => xác nhận xu hướng
  • Trong xu hướng giảm thì khối lượng giảm => xác nhận xu hướng

- Lý thuyế Dow chỉ sử dụng giá đóng cửa

- Lý thuyết Dow có sự bảo thủ, nên dẫn đến độ trễ về việc xác nhận đảo chiều nên có thể bỏ lỡ việc thu lợi nhuận lớn.