Bước 1: Chọn khung thời gian giao dịch và kiểu giao dịch phù hợp
- Thị trường Fx hoạt động 24h một ngày và 5 ngày một tuần, với các khung thời gian từ m1, m5, m15, m30, h1, h4, w, mn, Ứng với đó ta có các kiểu giao dịch như: giao dịch trong ngày (day traders), trung hạn (swing traders) hay dài hạn (position trades).
- Bạn nên xem kiểu giao dịch nào phù hợp với mình rồi sau đó thiết lập khung thời gian giao dịch với nó.
- Nếu bạn muốn nắm giữ trạng thái một vài ngày hoặc vài tuần thì bạn là một (swing trader), khung thời gian nên sử dụng là biểu đồ ngày( D1).
- Còn giao dịch trong ngày (day traders) với các kiểu đánh Scalping thì sử dụng khung thời gian ngắn hơn như 1 phút, 5 phút, 1 giờ, 4 giờ. Mở và đóng trạng thái trong ngày và không ôm vị thế lệnh qua đêm.
- Bạn có thể sử dụng kết hợp nhiều khung thời gian để giao dịch, xác nhận xu hướng ở khung thời gian dài như h4 rồi qua khung m15 hoặc m30 tìm điểm vào lệnh
Bước 2: Chọn những chỉ báo giúp bạn xác định và xác nhận xu hướng:
- Thị trường Fx luôn luôn di chuyển theo xu hướng “ Trend is Friend”. Hãy luôn luôn giao dịch theo xu hướng nếu bạn không muốn mất tiền, mất công sức và mệt mỏi với thị trường.
Có nhiều cách để xác nhận xu hướng: dùng phân tích cơ bản hoặc các chỉ báo phân tích kỹ thuật.
- Nhóm Chỉ số xu hướng Giá: Moving Average(MA), Dải băng Bolinger bands
- Nhóm Chỉ số dao động giá: RSI, Stochstic
- Nhóm Chỉ số dựa trên khối lượng giao dịch: volume
Ví dụ kết hợp chỉ báo xu hướng (Dải băng Bolinger bands) và nhóm chỉ số dao động giá RSI
- Xu hướng tăng khi: giá đạt đến mức cao mới mà chỉ báo RSI không có sự chuyển động đỉnh tăng cao hơn.
=> Cho thấy xu hướng tăng sắp kết thúc và báo hiệu một sự suy giảm của giá sắp hình thành.
- Xu hướng giảm: nếu giá giảm đến mức thấp mới mà chỉ báo RSI không có sự chuyển động đáy thấp hơn.
=> Cho thấy xu hướng giảm sắp kết thúc và bắt đầu một sự tăng giá trở lại
- Như hình trên thì những chỉ dẫn của dải băng Bollinger và đường RSI đã cùng báo hiệu một xu hướng giảm:
- Giá đã đi vào vùng mua nhiều (giá đã vượt qua mức trung bình phía trên của dải Bollinger)
- Sự phân kỳ giữa đường xu hướng giá và đường RSI, đỉnh của xu hướng giá cao, nhưng đỉnh rsi thấp dần => phân kỳ giảm giá.
- Sự thu hẹp của dải băng.
=> Cho xu hướng giảm
Bước 3: Xác định ngưỡng chấp nhận rủi ro
Điều này có nghĩa là bạn cần định rõ khả năng bạn chấp nhận mất bao nhiêu tiền mỗi giao dịch. Đừng để thua lỗ quá nhiều trên mỗi giao dịch, hãy thử áp dụng quy tắc đơn giản là chỉ chấp nhận lỗ 1% - 2% vốn của bạn trên mỗi giao dịch.
Quản lý rủi ro đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống giao dịch, không có nó, bạn không thể tồn tại dù có một hệ thống tốt thế nào đi chăng nữa.
Bước 4: Xác định điểm vào – điểm ra, khối lượng giao dịch, tỉ lệ lời / lỗ
- Điểm vào lệnh: sau khi xác nhận được xu hướng giá dựa trên các công cụ mà ta sử dụng, sau đó có thể dựa vào nến, hổ trợ, kháng cự tìm điểm tốt nhất để vào lệnh.
- Khối lượng giao dịch:
Áp dụng công thức:
Khối lượng giao dịch ( Lot Size ) = % rủi ro cho mỗi giao dịch / Số pip rủi ro
Ví dụ: Bạn mở tài khoản 10 000$
Bạn muốn thực hiện một lệnh giao dịch và chấp nhận rủi ro 2% tài khoản = 2% * 10000 = 200$
Số pip chụi rủi ro ( tức xác định điểm ra lỗ) = 50 pip hay = 0,0050 pip
- Lot size = 200$ / 0,0050 = 40 000 tương đương 0,4 lot
- Xác định tỉ lệ rủi ro / lợi nhuận cho mỗi lần giao dịch
Tỉ lệ rủi ro / tỉ lệ lợi nhuận có thể là: 1:2, 1:3, 1:4… Tỉ lệ này do bạn quyết định.
Với ví dụ trên nếu bạn áp dụng tỉ lệ rủi ro / lợi nhuận cho tài khoản là 1:2 ta có được kết quả: Rủi ro của bạn là 50pip => lợi nhuận đạt được phải là 100pip.
Bước 5: Tuân thủ kỉ luật
Sau khi có được quy tắc và chiến lược giao dịch rồi bạn phải tuân thủ theo nó, không được làm trái với các quy tắc và chiến lược mà mình đã đặt ra.
“ kỷ luật trong giao dịch là mấu chốt của thành công”
=> Lòng tham, sự sợ hãi phá vỡ quy tắc là nguyên nhân cơ bản của sự thất bại”